Cách ghi bia mộ chữ Hán không phải ai cũng biết dẫn đến sai sót và làm mất tính linh thiêng của khu mộ. Để hiểu rõ hơn về việc viết bia mộ chữ Hán, mời bạn đọc bài viết dưới đây.
Ghi bia mộ chữ Hán có ý nghĩa gì?
Với sự ảnh hưởng của Trung Quốc và chữ Hán khi Việt Nam bị đô hộ, từ xưa trên các bia mộ đá thường được ghi bằng chữ Hán và dần trở thành truyền thống lâu đời cho tới nay. Giờ đây nhiều gia đình đã chuyển sang ghi bằng tiếng Việt để đời sau dễ hiểu hơn nhưng nhiều gia đình vẫn muốn ghi bằng chữ Hán như một cách tưởng nhớ người thế hệ trước.
Ý nghĩa tâm linh của cách ghi bia mộ chữ Hán
Nhiều người tin rằng, việc sử dụng chữ Hán có thể kết nối tâm linh với những linh hồn đã khuất. Theo tác giả Dương Minh, người viết cuốn sách “Tâm Linh và Văn Hóa” cũng đã nói mỗi chữ Hán có một ý nghĩa sâu sắc và với sự kết hợp đúng đắn sẽ giúp linh hồn người đó được yên nghỉ và tưởng nhớ muôn đời.
Ý nghĩa phong thủy của bia mộ chữ Hán
Phong thủy là yếu tố quan trọng được tất cả mọi người quan tâm khi xây dựng mộ, từ cách sắp xếp mộ phần đến hướng bia mộ hay những gì viết trên tấm bia. Những yếu tố phong thủy từ lâu đã gắn với chữ Hán, từ cấu trúc chữ cái đến ý nghĩa đều vô cùng sâu sắc.
Bởi vậy một tấm bia mộ chữ Hán sẽ được tin rằng có nhiều yếu tố phong thủy hơn, giúp người đã khuất được yên nghỉ và gia đình họ gặp nhiều may mắn.
Cách ghi bia mộ chữ Hán đúng chuẩn
Không khác với những bia mộ viết bằng tiếng Việt hiện nay, những thông tin cơ bản trên bia mộ chữ Hán đó là:
- Họ và tên đầy đủ: Tên người đã khuất được viết lần lượt từ trái sang phải
- Ngày tháng năm sinh/ mất: Ghi ngày sinh, ngày mất theo cả âm và dương lịch
- Tên mộ: Nên ghi thêm tên ngôi mộ ở trên cùng, như “Mộ Thân Phụ”,… chi tiết được chúng tôi hướng dẫn bên dưới
- Chức danh: Nếu có chức danh thì nên đưa chức danh vào tên họ
Ví dụ về bia mộ ghi bằng chữ Hán sau khi phiên dịch
Hiền tổ khảo Lê quý công húy Hòa, tự Phúc Chính chi mộ
Thọ thất thập tuế
Tam nguyệt nhị thập tứ nhật kỵ
Trưởng tôn Lê Văn Học phụng tự
Dịch nghĩa:
Mộ ông nội Lê Văn Hòa, tên chữ là Phúc Chính
Hưởng thọ 70 tuổi
Kỵ ngày 24 tháng 3
Người thờ cúng là cháu trai trưởng Lê Văn Học
Lưu ý khi ghi bia mộ chữ Hán
Chữ Hán khá phức tạp so với việc ghi bia mộ bằng tiếng Việt, vậy nên những điều dưới đây bạn cần đặc biệt ghi nhớ khi tìm hiểu cách ghi bia mộ chữ Hán.
Cỡ chữ và kiểu chữ
Khi ghi bia mộ chữ Hán, bạn có thể lựa chọn kiểu viết chữ thảo, chữ thường hay lệ thư, mỗi kiểu chữ có đặc điểm và nét đẹp khác nhau.
Chữ thảo thường mềm mại tuy vậy nên cũng khó khắc hơn một chút. Nhưng bằng công nghệ khắc máy hiện nay thì đây không phải vấn đề lớn. Chữ Hán thường sẽ gọn gàng, rõ ràng, dễ đọc và dịch. Chữ kiểu lệ thư sẽ đơn giản, không nhiều chi tiết, dễ đọc và dễ dịch hơn.
Việc lựa chọn kiểu chữ cũng ảnh hưởng tới cỡ chữ khắc trên bia bởi chữ càng nhiều chi tiết càng nên khắc to để dễ đọc hơn. Ngoài ra cỡ chữ cũng phụ thuộc vào độ lớn của bia. Bạn nên dùng thước lỗ ban để đo đạc và cân đối cỡ chữ, kiểu chữ để mang lại sự hài hòa cho bia mộ.
Thứ tự chữ viết
Cách ghi bia mộ chữ Hán được viết từ trên xuống dưới, từ trái sang phải, tuy nhiên Danh từ riêng đứng trước danh từ chung, tên gọi đứng trước danh từ được gọi tên. Để dễ hiểu hơn chúng tôi ví dụ như sau:
Tiếng Việt ghi: phố Phạm Hồng Thái
Tiếng Hán ghi: Phạm Hồng Thái phố
Tiếng Việt ghi: ngày 24 tháng 3
Tiếng Hán ghi: Tam nguyệt nhị thập tứ nhật (nguyệt là tháng, nhật là ngày)
Phần này khá rắc rối nên bạn cần tìm hiểu thêm nhiều tài liệu chuyên môn hoặc nhờ những người có kinh nghiệm viết chữ Hán để đảm bảo tính chính xác.
Chú ý về nghĩa của tên người mất
Giống như tiếng Việt, tên tiếng Hán có rất nhiều chữ đồng âm nhưng khác nghĩa, ngoài ra một số họ tiếng Việt khi dịch sang tiếng Hán đọc có thể khác đi nên hay gây nhầm lẫn.
Để viết bia mộ chữ Hán trên các khu lăng mộ được chuẩn, bạn cần dịch đúng nghĩa từng chữ trong tên của người đã khuất để chuyển sang chữ Hán đúng nhất.
Ví dụ: chữ Vũ vừa có nghĩa là mưa, vừa có nghĩa là võ
Cách ghi xưng hô bằng chữ Hán
Muốn nắm chắc cách ghi bia mộ chữ Hán không thể không nắm được điều này. Trong tiếng Hán có rất nhiều cách xưng hô và mỗi cách đều được ấn định với một ý nghĩa khác nhau. Một số ví dụ dẫn chứng và tham khảo cách ghi bia mộ chữ Hán như sau:
- Khảo, tỷ: Người xưa ghi bia mộ cho cụ ông thường ghi khảo [考], cụ bà ghi thêm tỷ [妣] (đời cha, mẹ không gọi phụ, mẫu, mà gọi là khảo, tỷ và thường hay thêm chữ hiển [顯,giản thể 显] nếu cha mẹ đã mất thành hiển khảo, hiển tỷ)
- Tiên sinh, phủ quân: Các từ thường được ghi trong bia mộ của người đàn ông
- Phu nhân, nhụ nhân: Đại từ dành cho bia mộ người phụ nữ
- Tên Húy là tên khai sinh, tên Tự là tên được đặt sau 20 tuổi, tên Thụy hay còn gọi là tên cúng cơm, tên Hiệu là tên không chính thức.
Khi ghi bia mộ chữ Hán sẽ ghi tên họ và tên tự. Nếu không có tên tự thì ghi chữ “Phúc” trước tên nếu qua đời sau 50 tuổi, ghi chữ “Trực” nếu mất từ 20 đến 50 tuổi, dưới 20 tuổi không cần ghi.
Trên đây là những lưu ý vô cùng chi tiết và cách ghi bia mộ chữ Hán. Nếu bạn vẫn còn băn khoăn hãy tìm tới những người có chuyên môn để được hướng dẫn và hỗ trợ chính xác nhất. Nếu bạn đang có nhu cầu làm mộ đá và các công trình thờ cúng cho gia đình, liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn và báo giá.