Một trong những kiến trúc vô cùng đặc sắc, đậm nét cổ xưa mà chúng ta thường bắt gặp tại các đình, chùa, nhà thờ tộc, dinh thự đó chính là Cổng Tam Quan. Với nét cổ kính mang đậm hình ảnh nước nhà.
Cổng tam quan là một nét đặc trưng của người dân Việt Nam ta, nhắc đến cống tam quan ta sẽ nghĩ ngay đến một công trình cổ kính, uy nghi và lừng lẫy.
Cổng đá tam quan là gì?
Cổng tam quan là cổng lớn hay cửa ngõ để đi vào một khu vực nào đó, tam chính là ba vì vậy cổng tam quan có ba lối để đi vào. Hình thức lối đi cổng tam quan này ta có thể dễ dàng thấy ở chùa chiền, đền, nhà thờ họ,…
Mẫu cổng làng bằng đá
Cổng đá làng là một biểu tượng đặc trưng cho quê hương, xứ sở của từng vùng miền. Đây cũng là một trong những đặc điểm giúp phân biệt giữa các làng, xã với nhau. Ngày này, việc sử dụng cổng làng bằng đá trở nên rất phổ biến và được xây dựng ở nhiều nơi như một điều gì đó tương tự đánh dấu lãnh thổ.


Mẫu cổng tam quan đình, chùa
Cửa chính có kích thước lớn nhất nằm ở giữa và hai cửa phụ có kích thước bé hơn nằm ở hai bên. Vậy vì sao lại gọi là cổng tam quan? Bởi từ xưa đến nay, số 3 được biết đến là biểu thị cho thuyết tam tài và là một trong những mẫu cổng đá đẹp nhất hiện nay. Cổng tam quan được quy định với ý nghĩa: cổng chính là để dành cho vua đi, hai cổng phụ hai bên là để dành cho các quan văn và quan võ.
Do vậy, về sau này, tại các đình chùa cũng đều sử dụng khuôn phép này để làm cổng tam quan chùa với mục đích đón vua đi lễ Phật. Chính vì thế mà cửa chính của chùa thường rất ít khi mở, chỉ khi nào có lễ hội lớn thì mới mở để đi lại.


Mẫu cổng tam quan nhà thờ tộc
Khi thiết kế công trình nhà thờ họ, cổng tam quan đá hay cổng đá có vai trò quan trọng nhất nó vừa mang giá trị tâm linh nhưng cũng vừa thể hiện giá trị về kiến trúc nhằm tạo ra sự khác biệt của mỗi gia đình dòng tộc. không những thế nó còn có tác dụng che chắn cho ngôi nhà thờ khỏi tác động bên ngoài.


Cổng tam quan đá có hai kiểu là tứ trụ và kiểu có mái hoặc cách tân hai bên bức tranh. Kích thước cổng tùy thuộc vào diện tích không gian của nhà thờ họ hay từ đường
Đặc điểm kiến trúc cổng tam quan
Cổng tam quan là một thiết kế dựa trên kiến trúc xưa được các vị vua chúa hay dùng. Cổng gồm có 3 lối đi, trong đó, lối đi chính giữa là lớn nhất. Vách cổng thường được xây dựng từ vật liệu gỗ hoặc là tường gạch hay đá. Phía hai bên cổng nhỏ đắp câu đối viết bằng chữ Hán, trên chính diện cửa là nơi để ghi tên chùa hoặc tên cửa. Phía trên cổng có lợp mái. Đây là kiến trúc cổng tam quan phổ biến nhất.
Cổng tam quan có 2 loại là cổng có gác và cổng kiểu tứ trụ, mỗi loại đều có những đặc điểm riêng:
Cổng tam quan có gác
Là loại cổng có thiết kế nhỏ và chỉ có một tầng. Cũng có nơi xây cổng này với 2 tầng mái hoặc gác ở bên trên. Đa số các cổng tam quan được xây bằng gạch và đá thì đều có gác, dù cho là gác giả.
Cũng có một số nơi xây cổng tam quan thành cổng đá ba tầng. Gác thường được dùng để làm nơi treo chuông khánh, trống phục vụ các nghi lễ trong đền, chùa.

Cổng tam quan kiểu tứ trụ
Loại cổng này gồm có 4 cột trụ giống như tên gọi của nó, trong đó 2 cột trụ ở giữa thì cao hơn hẳn so với hai cột trụ hai bên và được chia thành 3 lối đi. Nối liền bốn cột trụ với nhau là xà ngang chạm khắc cách điệu kèm x thêm tên địa điểm.
Một số nơi xây thiết kế cổng tam quan kết cấu tứ trụ, có mái cong tạo nên vẻ độc đáo, riêng biệt

Hoa văn chạm khắc cổng đá tam quan
Hoa văn điêu khắc trên cổng đá tam quan rất đa dạng, tinh tế, mang ý nghĩa tâm linh phong thủy sâu sắc như: Câu đối, tứ quý (tùng, cúc, trúc, mai,…), họa tiết rồng phượng, hoa sen sang trọng quý phái,…
Chất liệu thường dùng để làm cổng tam quan
Cổng Tam Quan thường được làm bằng gạch, đá, gỗ,… Tuy nhiên, loại cổng làm bằng đá hiện nay được nhiều người ưa chuộng hơn. Bởi hợp phong thủy, mang lại giá trị tâm linh cao, làm tôn lên nét uy nghi, trang nghiêm và cổ kính cho không gian và đặc biệt nó có độ bền vững với thời gian cao.
Đa số các mẫu cổng tam quan đá đều được làm bằng chất liệu đá núi nguyên khối. Chất liệu đá thiên nhiên rất bền bỉ, màu sắc sáng bóng tự nhiên và dễ dàng trong việc chế tác, thiết kế.
Các loại đá thường dùng nhất để xây dựng là đá xanh Thanh Hóa hoặc đá xanh rêu.
Mỗi loại đá có những ưu điểm khác nhau và tùy theo phong thủy của từng gia chủ mà có thể chọn loại đá phù hợp với mệnh của mình để mang lại tài lộc và may mắn.
Kích thước của cổng tam quan
Về kích thước cổng tam quan thì phụ thuộc vào nhiều yếu tố như diện tích đất cổng và phong thủy của công trình đó. Tùy vào diện tích đất và nhu cầu sử dụng khác nhau mà có các kiểu thiết kế cổng tam quan khác nhau.
Nhiều người nghĩ cổng không quan trọng. Điều này là hoàn toàn sai lầm bởi cửa cổng không chỉ là trang trí đẹp về mặt thẩm mỹ mà còn đáp ứng sự an toàn và mang lại sự trang trọng, bề thế cho cả công trình vì vậy mà thiết kế cổng cần phải được tính toán kỹ lưỡng, chính xác.
Ý nghĩa của cổng tam quan trong văn hóa người Việt
Cổng tam quan là một phần không thể thiếu trong kiến trúc đền, chùa, nhà thờ, khu lăng mộ đá… Nó gần như đã trở thành một biểu tượng, là kiến trúc phổ biến tại các công trình của người Việt và được coi như một nét văn hóa riêng, không bị pha trộn của dân tộc ta.
Không chỉ được sử dụng ở những nơi linh thiêng như đình, chùa mà cổng tam quan ngày nay còn được sử dụng rộng rãi ở các công trình dân sinh như cổng nhà riêng, khu biệt thự sang trọng. Điều đó cho thấy kiến trúc cổng tam quan rất phổ biến trong văn hóa người Việt


Ý nghĩa cổng tam quan trong quan niệm của Phật giáo
Theo tâm linh, cổng tam quan mang ý nghĩa là ba cách nhìn của Phật giáo gồm “hữu quan”, “không quan”, “trung quan”. Thể hiện cái sắc, cái không và trung dung của cả hai. Trong đó, “hữu quan” là thể hiện cái sắc (giả), “không quan” là tượng trưng cho cái không (vô thường) và “trung quan” là thể hiện sự trung dung của cả hai yếu tố sắc và không.
Nhưng cũng có một thuyết khác lý giải rằng cổng tam quan là ý niệm về ‘tam giải thoát môn” bao gồm các cửa vô tác, vô tướng và vô không để có thể bước vào cõi Niết Bàn. Chỉ khi con người hiểu được ý nghĩa của ba cửa này thì mới có thể thoát khỏi được những sân si, oán hận, đau khổ để tìm được sự bình yên, an lạc trong tâm hồn.
Ngoài ra, cổng tam quan còn có mang một ý nghĩa khác là cổng dành cho Tam bảo.
Còn theo quan niệm của thời vua chúa thì cổng tam quan được dùng để phân chia cấp bậc của những vị quan. Vua sẽ đi cửa chính, hay chính là cổng ở giữa. Quan văn sẽ đi bên cửa tả, còn quan võ sẽ đi bên cửa hữu. Tượng trưng cho hai cánh tay đắc lực đi bên cạnh vua.
Có thể theo suy luận của từng người thì ý nghĩa của cổng tam quan sẽ là khác nhau nhưng tựu chung lại thì cổng tam quan vẫn mang một màu sắc văn hóa , một nét đặc trưng riêng biệt cho lối kiến trúc cổ xưa của Việt Nam ta từ bao đời nay và chúng ta cần phải giữ gìn, phát huy nét truyền thống ấy của ông cha để lại.


Địa chỉ thi công lắp đặt cổng đá tam quan uy tín
Hiện nay cổng đá tam quan được xây dựng bởi nhiều chất liệu khác nhau tùy theo điều kiện kinh tế và nhu cầu của người dân. Tuy nhiên dòng chất liệu phổ biến nhất vẫn là cổng đá. Đá mỹ nghệ Đạt Phong chúng tôi tự hào với những công trình kiến trúc bằng đá đã mang đến cho quý khách trong suốt thời gian vừa qua.

Vì vậy nếu quý khách đang có nhu cầu thiết kế, xây dựng cổng đá tam quan bằng đá hãy liên hệ với chúng tôi để có được sự lựa chọn tốt nhất.