Hạ huyệt là gì? Là nghi thức thực hiện cuối cùng trong lễ tang, đưa người mất về khu vực an táng cuối cùng và chôn cất ở nơi đã được đào sẵn. Tìm hiểu chi tiết về nghi thức hạ huyệt là gì, nguồn gốc và những điều kiêng kỵ cần biết trong nghi lễ tại bài viết dưới đây nhé!
Hạ huyệt là gì?
Hạ huyệt là một nghi thức quan trọng trong phong tục mai táng của người Việt Nam, thể hiện sự tiễn biệt cuối cùng dành cho người đã khuất. Hạ huyệt (chôn cất) chỉ hành động đặt quan tài hoặc tiểu hài cốt xuống huyệt mộ – nơi đã được chuẩn bị sẵn trong lòng đất. Nghi lễ là hình thức cuối cùng sau khi đã hoàn tất các nghi thức trong tang lễ và bái cúng tiễn đưa.
Nghi thức hạ huyệt không chỉ mang ý nghĩa vật lý mà còn mang ý nghĩa tâm linh sâu sắc, tượng trưng cho sự yên nghỉ vĩnh hằng của người đã mất. Đây cũng là thời điểm mà gia quyến và bạn bè thân hữu thể hiện lòng thành kính, tiếc thương và cầu nguyện cho linh hồn người đã khuất được siêu thoát.
Trong nghi thức này, vị trí hạ huyệt cần lựa chọn kỹ càng về yếu tố phong thủy, đảm bảo mang lại sự bình an cho người đã khuất và phúc lành cho con cháu.
Nếu gia đình chọn hỏa táng có thể chôn luôn người đã khuất vào phần mộ đá đẹp đã được xây từ trước. Điều này mang ý nghĩa hạn chế việc di chuyển mộ và làm kinh động đến việc an nghỉ của người đã khuất.
Với những gia đình không hỏa táng mà chọn cách chôn truyền thống, gia chủ sẽ chôn người đã mất xuống và khoảng 4-7 năm làm lễ bốc mộ, chuyển các cụ đến nhà mới gần với dòng họ, tổ tiên trong lăng mộ đá, giúp việc thờ cúng thuận tiện.
Nguồn gốc của lễ hạ huyệt
Nguồn gốc của nghi thức hạ huyệt bắt nguồn từ những tập tục xưa kia trong tang lễ truyền thống, gắn bó mật thiết với quan niệm về đời sống và cái chết trong văn hóa Á Đông, đặc biệt là ở Việt Nam. Từ xưa, người Việt đã xem cái chết không phải là sự kết thúc, mà là sự chuyển tiếp sang một thế giới khác – nơi người đã khuất tiếp tục tồn tại dưới một hinh thức linh hồn.
Ngoài ra nguồn gốc của lễ hạ huyệt cũng gắn liền với tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên, nơi linh hồn của người đã khuất được tường nhớ và bảo vệ thông qua sự chăm sóc chu đáo của con cháu đối với phần mộ. Phong tục này ảnh hưởng đến từ Đạo giáo, Nho giáo và cả Phật giáo với niềm tin việc chọn đất chôn cất, hướng huyệt và thực hiện đúng nghi thức sẽ giúp người mất được an nghỉ và phù hộ gia đình.
Với những nghi lễ truyền thống, sau khi làm lễ hạ huyệt khoảng 4-6 năm gia đình sẽ làm lễ bốc mộ cần thực hiện đầy đủ các nghi lễ cúng bái, chuẩn bị văn khấn bốc mộ đầy đủ, đưa các cụ đến nơi ở mới trang nghiêm hơn, thể hiện sự trang nghiêm và lòng biết ơn đến gia tiên.
Ý nghĩa hạ huyệt người chết
Khi thực hiện hạ huyệt, mỗi hành động đều được thực hiện một cách cẩn trọng, bởi đây là thời điểm quan trọng để đảm bảo sự bình an cho người mất và người còn sống:
- Ý nghĩa tâm linh: Theo quan niệm dân gian Việt Nam, lễ hạ huyệt là bước giúp người khuất chuẩn bị bước sang 1 cuộc sống mới mang ý nghĩa tâm linh gửi lời tiễn biệt cuối cùng đến người quá cố và mong họ được yên nghỉ. Thực hiện đúng nghi lễ còn tin rằng sẽ giúp gia đình tránh được những điều không may mắn, mang lại bình an.
- Ý nghĩa trong phong tục tập quán: Việc hạ huyệt tượng trưng cho sự tri ân của con cháu với người đã khuất. Đây là bước cuối cùng để hoàn tất trách nhiệm đưa tiễn, thể hiện đạo hiếu. Ngoài ra còn là cách để gìn giữ nét đẹp truyền thống của gia đình và cộng đồng, thể hiện lòng hiếu thảo, sự tri ân của con cháu với tổ tiên.
- Ý nghĩa trong phong thủy: Trong phong thủy, nghi thức hạ huyệt cẩn thận để đảm bảo rằng việc chôn cất không ảnh hưởng đến dương khí, sinh khí của gia đình. Vị trí đặt mộ được chọn kỹ lưỡng để mang lại tài lộc, phước lành cho thế hệ sau.
- Ý nghĩa giá trị nhân văn: Nghi lễ gắn kết các thành viên trong gia đình bởi sự đồng lòng lo liệu và cầu nguyện. Điều này, giúp xoa dịu nỗi đau, tạo niềm tin cho người sẽ được bình yên nơi thế giới bên kia. Từ đó thể hiện sự tôn trọng giá trị của đời sống con người, dù khi họ không còn tồn tại.
Top 8 điều kiêng kỵ cần biết với người đã khuất
Dưới đây là những điều cấm kỵ đối với người đã mất để tỏ thành kính và tránh ảnh hưởng đến vận khí gia chủ mà các bạn cần biết:
1. Di chuyển linh cữu nhẹ nhàng
Khi di chuyển linh cữu, cần thực hiện nhẹ nhàng, đi chậm rãi để người mất có thể được giấc ngủ vĩnh hằng và không bị kinh động.
2. Không quay đầu khi trở về
Khi đưa tiễn xong, gia chủ nên đi một mạch về nhà, không nên quay đầu sẽ sinh ra sự lưu luyến và khó để siêu thoát.
3. Không được để linh cữu gần động vật
Đặc biệt là chó và mèo không được để chúng cần người mất, ngoài ra để nước mắt rơi vào linh cữu. Đây được xem là những điều cấm kỵ không nên có trong buổi lễ hạ huyệt, bởi theo quan niệm dân gian, những động vật này có thể gây ra hiện tượng “quỷ nhập tràng”, khiến cho linh cữu cử động bất thường.
4. Không được dùng đồ của người đã mất
Bạn cần tống táng tất cả các món đồ của người đã mất và các đồ sinh hoạt của người mất, không được dùng đồ của người đã mất cho người còn sống.
5. Xem tuổi và xem giờ
Với những người thân trong gia đình nếu hợp tuổi hoặc kỵ tuổi thì không nên tham dự lễ hạ huyệt. Đặc biệt trước khi làm lễ tang, gia chủ không quên xem giờ hạ huyệt để đảm bảo vận thế sau này.
6. Mặc quần áo tối màu
Khi tham dự tang lễ, không được mặc quần áo có màu sắc lòe loẹt, bạn có thể mặc màu sắc trắng hoặc đen để phù hợp với không khí tang gia.
7. Thành tâm trong từng nghi thức
Mọi nghi thức trong tang lễ cần có thái độ thành kính, nghiêm chỉnh không được cười đùa, nói chuyện lớn tiếng hoặc những hành động bất kính.
8. Không tự ý chụp ảnh và xông vỏ bưởi khi về nhà
Nếu gia chủ không nhờ hoặc không muốn chụp ảnh, bạn không nên tự ý chụp ảnh bừa bãi có thể ảnh hưởng đến không khí buổi lễ. Điều này mang ý nghĩa để loại bỏ ám khí, giúp cơ thể nhẹ nhàng hơn.
Lưu ý: Khi hạ huyệt xong, gia chủ không được quên đọc văn khấn hạ huyệt, giúp cho buổi lễ mai táng được diễn ra suôn sẻ, đảm bảo người mất được yên nghỉ nơi chín suối và phù hộ đồ trì cho con cháu bình an, gặp nhiều may mắn.
Trên đây là toàn bộ thông tin liên quan đến câu hỏi hạ huyệt là gì mà chúng tôi muốn chia sẻ đến với các bạn. Hy vọng qua bài viết trên giúp bạn hiểu rõ hơn về ý nghĩa của nghi lễ và thực hiện một cách cẩn thận, chỉnh chu đảm bảo sự trang nghiêm và biết ơn đến người đã khuất.