Văn khấn tạ mộ người mới mất, cầu siêu linh hồn theo phong tục

Văn khấn tạ mộ người mới mất là dịp để con cháu tỏ lòng tưởng nhớ, kính trọng với người đã khuất. Tạ mộ thường được thực hiện vào các dịp cuối năm hoặc các dịp đặc biệt quan trọng của người mất. Bài viết dưới đây chúng tôi sẽ chia sẻ chi tiết đến các bạn nội dung bài văn khấn và ý nghĩa của nghi lễ.

Văn khấn lễ tạ mộ cho người mới mất thể hiện lòng thành kính của con cháu
Văn khấn tạ mộ người mới mất mang ý nghĩa tưởng nhớ, biết ơn của con cháu với người mất

Văn khấn tạ mộ người mới mất

Con Nam mô A Di Đà Phật!

Con Nam mô A Di Đà Phật!

Con Nam mô A Di Đà Phật!

Con kính lạy Quan đương xứ thổ địa chính thần

Con kính lạy Thổ địa Ngũ phương long mạch Tôn thần

Con kính lạy Tiền thần Chu tước, Hậu thần Huyền Vũ, Tả thần Thanh Long, Hữu thần Bạch Hổ

Con kính lạy Liệt vị Tôn thần cai quản vùng đất này

Con xin kính lạy vong linh……………..

Hôm nay ngày……tháng……….năm………nhằm tiết………….

Chúng con là……………

Thành tâm dâng lễ vật, hương hoa phù tửu lễ nghi, trình cáo với các Chư vị Tôn thần về việc làm lễ tạ mộ phần

Nguyên có vong linh thân nhân của gia đình, chúng con là…….hiện phần mộ an táng ở nơi này. Đội ơn Chư vị Tôn thần che chở, ban ân vong linh được yên ổn vui tươi nơi chín suối. Nhờ có duyên lành, gia đình chúng con được vong linh về ghé thăm, linh ứng giúp chỉ đường, dẫn lối giúp mọi việc thuận lợi, cầu tài đắc tài, cầu lộc đắc lộc, cầu bình an đắc bình an.

Hôm nay nhân ngày lành tháng tốt, gia đình chúng con sắm sửa lễ tạ mộ những mong báo đáp âm thầm, tỏ lòng hiếu kính. Cúi xin Chư vị Tôn thần lai giáng án tiền, nhận hưởng lễ vật, chứng minh lòng thành.

Cúi xin vong linh chấp kỳ lễ bạc, lời kêu tiếng khấn tờ đơn cánh sớ, tuỳ phương ứng biến, độ trì cho toàn gia đình luôn luôn bình an, hạnh phúc, khỏe mạnh và gặp nhiều may mắn.

Chúng con xin kính dâng biếu vong linh vàng mã gồm……

Âm dương cách trở, bát nước nén hương, giãi bày tấm lòng thành, xin được chứng giám

Cẩn cáo!

Lưu ý: Trước khi thực hiện nghi lễ làm lễ tạ mộ thì trước đó gia đình cần phải làm lễ và chuẩn bị văn khấn cúng mở cửa mả cho người mất để mong người mất có thể yên tâm trở về với thế giới bên kia.

Văn khấn tạ mộ người mới mất được cập nhật 2025
Văn khấn tạ mộ người mới mất được cập nhật mới nhất 2025

Ý nghĩa của nghi thức đọc văn khấn tạ mộ người mới mất

Lễ tạ mộ cho người mới mất mang ý nghĩa sâu sắc trong đời sống tâm linh và văn hóa truyền thống của người Việt. Đây là dịp để con cháu bày tỏ lòng biết ơn và sự kính trọng với người đã mất, đồng thời thể hiện đạo hiếu, gìn giữ mối dây kết nối giữa người sống và thế giới tâm linh.

Qua nghi thức lễ tạ mộ, gia đình cầu mong linh hồn được yên nghỉ, an lạc ở cõi vĩnh hằng, đồng thời xin các Chư vị Thần linh cai quản khu mộ đá đẹp của gia đình được bình an, gặp nhiều may mắn.

Lễ tạ mộ còn mang ý nghĩa làm mới và thanh tẩy không gian nơi an nghỉ. Việc lau dọn sạch sẽ không chỉ thể hiện sự tôn kính mà còn góp phần duy trì phong thuỷ tốt lành, giúp nguồn năng lượng tích cực lưu thông.

Ngoài ra, lễ tạ mộ còn là cơ hội để con cháu cùng sum họp, ôn lại những giá trị truyền thống, tăng tình đoàn kết trong gia đình. Qua đó, ý nghĩa của lễ tạ mộ không chỉ dừng lại ở việc thờ phụng người đã mất mà còn là dịp để vun đắp những giá trị nhân văn sâu sắc trong đời sống gia đình.

Văn khấn tạ mộ người mới mất cũng là dịp con cháu tụ họp tưởng nhớ đến người mới mất
Văn khấn tạ mộ người mới mất thể hiện sự kính trọng với người đã mất, mong linh hồn an nghỉ

Thời điểm làm lễ tạ mộ cho người mới mất

Lễ tạ mộ cho người mới mất thường được thực hiện vào các thời điểm quan trọng trong năm hoặc các dịp đặc biệt liên quan đến người đã mất. Một số thời điểm thực hiện nghi lễ:

  • Sau khi cải táng hoặc xây dựng mộ phần: Khi gia đình mới xây mộ mới hoặc làm xong việc cải táng sẽ làm lễ và chuẩn bị văn khấn tạ mộ người mới mất. Điều này bày tỏ lòng thành kính và cầu mong sự an yên cho linh hồn người đã khuất.
  • Trong các dịp cuối năm hoặc đầu năm: Dịp cuối năm thường từ 23 tháng chạp đến trước ngày 30 tết, đây là thời điểm mà con cháu đi viếng mộ, tảo mộ mời các cụ về đoàn tụ cùng gia đình. Đầu năm, làm lễ tạ mộ được thực hiện để cầu mong một năm mới an lành và thịnh vượng.
  • Lễ cúng 49 ngày và 100 ngày: Lễ tạ mộ có thể được kết hợp cùng lễ cúng, và đọc thêm văn khấn cúng vong 49 ngày hoặc 100 ngày. Đây là dịp gia chủ bày lòng thương nhớ và xin chư vị thần linh phù hộ cho người mất được yên nghỉ.
  • Vào tiết Thanh Minh: Thường làm lễ vào tháng 3 âm lịch, thời điểm này để gia đình đi thăm viếng và làm lễ tạ mộ. Đây là dịp chăm sóc mộ phần và tổ chức nghi lễ cúng bái, cầu cho âm dương hài hòa, gia đạo được hưng thịnh.
  • Khi gia đình có biến mong mọi điều tốt lành: Nếu gia đình gặp nhiều khó khăn, công việc không thuận lợi và muốn xin sự phù hộ từ người đã khuất, hoặc chỉ là bày tỏ lòng hiếu kính, gia đình chọn ngày tốt để làm lễ tạ mộ.
Làm lễ tạ mộ cho người mới mất thực hiện vào các dịp đặc biệt đặc biệt là vào dịp cuối năm
Làm lễ tạ mộ cho người mới mất thường được thực hiện vào cuối năm hoặc các dịp đặc biệt

Lễ cúng tạ mộ người mới mất

Để đảm bảo nghi lễ diễn ra thuận lợi, linh thiêng và chu đáo hơn gia chủ không thể quên chuẩn bị đồ lễ cúng. Một số đồ lễ cúng khi thực hiện nghi lễ cúng tạ mộ gồm:

  • Mỗi phần mộ đều có hoa: Nếu gia chủ làm lễ tạ mộ cho người mới mất trong lăng mộ đá cần chuẩn bị mỗi khu mộ đá một bông hoa vàng hoặc đỏ.
  • Vàng mã: gồm có 5 con ngựa (5 màu sắc) đầy đủ các hia, cờ, kiếm, roi và 10 buộc tiền vàng nhỏ.
  • Mâm cúng: Hoa tươi, trầu cau, mâm ngũ quả, xôi trắng, gà luộc, rượu trắng, chè, thuốc lá, nến, đèn dầu,….

Chuẩn bị lễ cúng cũng tùy thuộc vào từng nhu cầu, phong tục tập quấn của mỗi gia đình, bạn không nhất thiết phải chuẩn bị mâm cúng linh đình, khoa trương. Điều quan trọng nhất chính là sự thành tâm của gia chủ với người mất.

Chuẩn bị đầy đủ lễ vật đầy đủ trong buổi lễ tạ mộ thể hiện sự thành kính
Làm lễ tạ mộ cho người mới mất cần chuẩn bị đồ lễ như vàng mã, hoa quả tươi, gà luộc, xôi,…

Những lưu ý khi làm lễ tạ mộ cho người mới mất

Làm lễ tạ mộ cho người mới mất là nghi thức cũng rất quan trọng, đòi hỏi sự chu đáo và cẩn thận. Để tránh ảnh hưởng đến những điều kiêng kỵ trong buổi lễ, gia chủ cần lưu ý những điều sau:

  • Chọn ngày lễ: Nên chọn những ngày hoàng đạo, hợp tuổi với gia chủ, tránh các ngày xung khắc để đảm bảo yếu tố phong thuỷ tốt, mang lại sự bình an cho gia đình.
  • Kiểm tra mộ phần: Trước khi làm lễ, gia đình cần dọn dẹp sạch sẽ khu vực mộ. Nếu mộ được xây dựng bằng đá bạn chỉ cần lau chùi bề mặt và giữ sự trang nghiêm, tránh ảnh hưởng đến gia đình.
  • Thực hiện nghi lễ: Khi vào buổi lễ, gia đình cần thành tâm khấn vái, giữ không gian yên tĩnh và tránh các hành động thiếu tôn kính như nói cười lớn tiếng, ăn mặc không trang nghiêm. Nên mặc quần áo dài tay kín đáo và tối màu, hạn chế nói chuyện to tiếng.
  • Chăm sóc sau khi làm lễ xong: Sau khi làm lễ tạ mộ, gia đình cần thường xuyên đến thăm nom, lau dọn mộ và các khu vực xung quanh, duy trì sự sạch sẽ, tôn nghiêm.
  • Không được ngồi lên bề mặt mộ: Điều này được xem là cấm kỵ, thiếu sự tôn kính với người đã khuất.

Sau khi làm lễ tạ mộ về gia đình nên hơ lửa qua hoặc tắm với nước gừng để thanh lọc chược khí, âm khí bám vào quần áo.

Làm lễ tạ mộ cho người mới mất cần chọn ngày tốt
Khi làm lễ tạ mộ cho người mới mất gia đình chọn đúng ngày, kiểm tra phần mộ cẩn thận,….

Trên đây là toàn bộ thông tin liên quan đến bài văn khấn tạ mộ người mới mất mà chúng tôi muốn chia sẻ đến các bạn. Hy vọng qua bài viết giúp bạn hiểu rõ hơn về nghi lễ tạ mộ và thực hiện đúng quy trình, đảm bảo sự trang nghiêm, tránh những điều phạm kỵ và người mới mất được yên nghỉ.

5/5 - (1 bình chọn)
Posted on: 2024/12/25 at 2:14 and last modified on 2024/12/28 at 10:56.