Cải táng mộ phần là nghi lễ tâm linh rất quan trọng đối với nơi an nghỉ của người đã khuất. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ đưa đến cho bạn những thông tin cần thiết về hạng mục này như các thủ tục và nguyên tắc cần biết để việc cải táng mộ phần trở nên dễ dàng hơn. Hãy tìm hiểu ngay dưới đây!
Những điều cần biết về cải táng mộ phần (bốc mộ)
Cải táng mộ phần hay còn gọi là bốc mộ cải táng, là việc di dời mộ phần của người thân đã mất trong gia đình quy tụ lại một khu lăng mộ đá hay một khu nghĩa trang, để thuận tiện cho việc cúng bái và thăm viếng hàng năm.
Cải táng mộ phần có thể do vào năm mất, trong lúc tang gia bối rối đã không lo lắng được kỹ lưỡng nên giờ muốn chuyển đến một nơi ổn định hơn, tốt đẹp hơn. Hoặc cũng có thể do mộ phần đã xuống cấp, sạt, lở hay do gia đình hay gặp chuyện không may, muốn nhờ vào việc cải táng mộ phần để cải vận.
Một lý do cho việc cải táng mộ phần là bởi người ta tin rằng khi trong gia đình xảy ra nhiều chuyện lục đục khiến gia đạo bất ổn, ấy có thể là do người âm đang không hài lòng về mộ phần của mình. Vậy nên người ta cần tiến hành cải táng mộ phần để làm yên lòng người đã mất và giúp ổn định lại công việc của gia đình.
Công việc di dời người mất từ ngôi mộ đầu tiên sang mộ đá sẽ do con cháu đặc biệt là nam giới, những người thân cận, những người hợp tuổi, hợp mệnh với người đã khuất thực hiện để đảm bảo tính cân bằng về mặt phong thủy và yếu tố tâm linh.
Nói chung, cải táng mộ phần, sang cát, bốc mộ là một phong tục lâu đời, là thể hiện cái tâm của người sống với người thân đã khuất, bằng cách bốc mộ và giải phóng linh hồn người thân khỏi mộ, để linh hồn người chết được biến đổi thành tổ tiên và có thể đi về cõi Cực Lạc.
Những kinh nghiệm hữu ích khi cải táng mộ phần
Dưới đây là những kinh nghiệm hữu ích dành cho bạn khi cải táng mộ phần trong lăng mộ đá đã được chúng tôi tổng hợp:
Thủ tục kiểm tra mộ phần
Để cải táng mộ phần, người ta cần kiểm tra để chắc chắn rằng mộ đã chôn đủ thời gian và thích hợp để cải táng, hay mộ đã kết và tiêu hết thịt của người chết, đồng thời chắc chắn rằng mộ không phạm phải đại hung và dẫn tới những hậu vận không may.
Nếu mộ chưa tiêu hết thịt (chưa phân hủy hết), gia đình không nên cải táng mộ phần hay di dời mộ đi ngay lúc đó, mà nên đợi thêm một thời gian cho tiêu hết. Trường hợp này có thể là do gia đình đã chôn người chết ở khu đất có âm khí xấu hoặc người chết đã từng phải điều trị bệnh bằng thuốc Tây y và hóa chất.
Và ngược lại, nếu ngôi mộ cần được cải táng là mộ kết thì được cho là điều lành, điều may mắn và có thể đem đến cho gia đình, dòng họ sự thuận lợi khi trong làm ăn, sự hòa thuận và sức khỏe tốt. Mộ kết được hiểu là ngôi mộ mà trong đó, thi thể của người chết sau nhiều năm không phân hủy hoặc có chăng chỉ rất ít.
Phương pháp để kiểm tra mộ cần cải táng phổ biến nhất là mời thầy cúng hay các chuyên gia phong thủy để soi bằng cách cảm nhận năng lượng, cảm nhận trường khí và có thể kết hợp sử dụng các đồ thờ cúng bằng đá cho nghi lễ này.
Ngoài ra, gia đình cũng có thể tự kiểm tra đó có phải mộ kết hay không qua quan sát ngoại cảnh, bởi nếu là mộ kết thì ngôi mộ sẽ nở to ra theo thời gian và nhô lên khỏi mặt đất như cái một cái gò.
Tuy nhiên, nếu ngôi mộ cần được cải táng là mộ kết thì gia đình không nên di dời mộ để tránh gây ra sự xáo trộn về năng lượng âm dương, từ đó dẫn đến những điều không may mắn, những tai bay vạ gió có thể xảy đến với gia đình. Như vậy, kiểm tra trước khi cải táng mộ phần là một việc rất cần thiết.
Lựa chọn thời điểm và thời gian cải táng mộ phần
Việc cải táng mộ phần có thể được tiến hành sau ít nhất 3 năm kể từ lần chôn cất đầu tiên, tuy nhiên, cũng có những trường hợp lâu hơn, từ khoảng 5 năm đến 7 năm tùy thuộc vào tình trạng mộ. Tốt nhất gia đình nên lựa chọn thời điểm cuối thu để cải táng mộ phần, không nên muộn hơn vì khi vào đông, không khí càng u ám hơn.
Bên cạnh đó, người ta tin rằng trưởng nam trong gia đình sẽ gánh chịu mọi sự may rủi khi tiến hành cải táng mộ phần, vậy nên lựa chọn thời gian cải táng cũng cần dựa vào tuổi của con trai trưởng để quyết định, tránh phạm phải ngày mất, giờ mất của người chết và ngày tuổi, tháng tuổi của trưởng nam.
Việc bốc mộ phải làm vào ban đêm và có thể soi sáng bằng đèn đá để vong hồn không thể tiếp xúc với ánh mặt trời mới cả việc này nhằm tránh cho xương cốt gặp ánh sáng sẽ bị đen đi, thông thường ban ngày làm lễ phạt nấm, sau đó đúng giờ tốt mới bắt đầu mở tấm ván Thiên lên.
Vị trí đặt mộ sau khi cải táng mộ phần
Sau khi cải táng mộ phần, gia đình cần lựa chọn vị trí theo những điều kiện sau đây:
- Nơi đất mới: Tốt nhất sau khi cải táng mộ phần, cần lựa chọn những mảnh đất mới, chưa từng bị đào xới hay chôn lấp để làm nơi đặt mộ. Việc này sẽ giúp cho ngôi mộ có được luồng khí tốt và sinh nhiều may mắn.
- Đối với huyệt mộ: Cần lựa chọn huyệt để đào phù hợp với quy tắc về tâm linh, tránh tuyệt đối việc đào huyệt tại nơi có đất xốp hoặc đào ở nơi có mạch nước chảy xiết bên dưới.
- Cần có không gian trống: Vị trí sau khi cải táng mộ phần cần được lựa chọn sao cho có thể có tối đa không gian trống trước huyệt mộ để đón khí, giúp ngôi mộ được thông thoáng, vị trí đẹp nhất là nơi hướng ra nơi có sông nước mát mẻ.
- Chọn nơi yên tĩnh: Không nên chọn vị trí mới cho mộ cải táng ở nơi gần với đường đi, nơi có nhiều người và xe cộ qua lại để giữ được sự yên tĩnh, thanh tịnh cho linh hồn người đã khuất.
Sau khi gia đình lựa chọn được vị trí thích hợp như trên đây thì có thể tiến hành cải táng mộ phần và xây mộ đá để đưa người đã khuất đến ngôi nhà “mới”.
Vật liệu cần thiết khi cải táng mộ phần
Trước tiên là việc lựa chọn Quách và Tiểu để đựng phần xương cốt của người chết, hạng mục này có thể dựa vào điều kiện kinh tế của mỗi gia đình để quyết định các chất liệu khác nhau như: sành, sứ, xi măng, gỗ,…
Chuẩn bị tấm bạt che, đèn chiếu sáng, 1 tấm vải đỏ, rượu, một chiếc chậu rửa xương, khăn lau, ni lông hay tấm bìa trải để đựng xương, một chiếc rổ to, đun sôi nhiều nước vang (nước ngũ vị hương) và một số vật dụng cần thiết khác nữa.
Tại nhà, gia đình cần chuẩn bị mâm cúng để trình báo với tổ tiên về việc cải táng mộ phần. Ngoài ra, tại điểm bốc mộ phải làm lễ trình Quan Thần Linh. Thông thường, cần chuẩn bị một bộ đồ Quan Thần Linh (bao gồm áo, mũ, ủng), ngựa và 1000 vàng hoa màu đỏ, giấy tiền vàng bạc, trầu cau, rượu, thuốc, đèn nếp, gạo muối.
Trên đây là danh mục những thủ tục cần biết khi cải táng mộ phần, tuy nhiên, đây là một hoạt động thuộc phạm trù tâm linh, vậy nên, trong khi tiến hành nghi lễ cần sự cẩn thận, tỉ mỉ và chỉn chu tuyệt đối.
Những điều cần lưu ý khi bốc mộ cải táng
Trong khi cải táng mộ phần, nếu gặp phải một trong những điều sau thì nên dừng ngay việc bốc mộ lại:
- Có rắn vàng trong mộ: Khi đào lên, nếu phát hiện có con rắn vàng ở trong mộ thì đây là mộ kết, là điềm tốt và ở vùng đất này thì điềm khí thịnh.
- Có dây leo quanh mộ: Khi mở nắp quan tài mà thấy có dây leo quấn quanh hay những giọt nước màu trắng sữa ở áo quan thì phải lấp lại ngay.
- Có hơi ấm từ mộ: Nếu có hơi ấm tỏa ra từ mộ mà trong huyệt lại khô ráo và không bị đọng nước thì đây là đất tốt, không nên di dời.
Sau khi cải táng mộ phần, bạn có thể tìm hiểu thêm cách sắp xếp mộ phần sao cho hợp với tiêu chuẩn phong thủy.
Ngoài những lưu ý trên thì với mỗi gia đình, dòng tộc, sẽ có những lưu ý cụ thể, riêng biệt khi cải táng mộ phần, vậy nên, gia đình có thể cân nhắc việc mời thầy cúng hoặc chuyên gia phong thủy để tiến hành chọn hướng đặt mộ cho đúng lễ nghi, tránh những sai sót gây ra hậu quả lớn.
Qua bài viết trên, chúng tôi đã đề cập đến những thông tin chi tiết và thực tế nhất về nghi thức cải táng mộ phần. Mọi thắc mắc và cần thêm các thông tin khác, bạn hãy liên hệ với Đạt Phong qua số hotline đã có trên website để nhận được tư vấn nhanh nhất nhé!