Văn khấn mở cửa mả là nghi thức thực hiện sau nghi thức hạ huyệt khoảng 3 hoặc 7 ngày với ý nghĩa giúp người mất thanh tịnh và sẵn sàng bước sang thế giới bên kia đi đầu thai. Tìm hiểu chi tiết về bài văn khấn và nghi lễ thực hiện mở cửa mả tại bài viết dưới đây nhé!
Văn khấn mở cửa mả cập nhật chuẩn nhất 2025
Con Nam mô A Di Đà Phật!
Con Nam mô A Di Đà Phật!
Con Nam mô A Di Đà Phật!
Con kính lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư phật Mười phương
Con kính lạy Đức Đương cảnh Thành hoàng chư vị Đại vương
Con kính lạy Ngài Đông trù Tư mệnh Táo phủ Thần quân
Con kính lạy Chư gia Tiên cao Tằng Tổ Khảo, Cao tằng Tô tỷ
Hôm nay nhân ngày…….tháng…….năm…….Con trai trưởng (cháu đích tôn)…………Vâng theo lệnh của mẫu thân (phụ mẫu), các chú bác cùng anh rể, chị gái, các em trai gái dâu rể, con cháu nội ngoại kính lạy.
Nay nhân ngày lễ Tê Ngu theo nghi lễ cổ truyền, kính dâng lễ mọn biểu lộ lòng thành. Trước linh vị của Hiển…………chân linh xin kính cẩn trình báo rằng Than ôi! Trên toà Nam cực, lác đác sao thưa (nếu là mẹ đổi thành Bắc Vụ) trước chôn Giao trì, tờ mở mấy khóa. Cơ tạo hoá làm chi ngang ngửa thê, bóng khích câu, khen khéo trêu người.
Chữ cương thường nghĩ lại ngậm ngùi thay, tình hiểu để chưa yên thoả dạ. Ơn nuôi nấng sáo dày cơm nặng, biển trời khôn xiết biết bao công lao nghỉ sớm hôm ấp lạnh quạt lông, tơ tóc những hiểm chưa báo quả. Ngờ đâu! Nhà Thung (Nhà Huyên nếu là mẹ) khuất núi, trời mây cách trở muôn trùng. Chôi Tử mờ sương, âm dương xa vời đôi ngả.
Trông xe hạc lờ mờ sân bóng, cám cảnh cuộc phù sinh chưa mây, gót tiên du đã lánh cõi trần ai. Rồi khúc tằm, áy náy trong lòng, thương thay hồn bất từ về đâu, cửa Phật độ biết nhờ ai hiện hoá.
Suối vàng thăm thẳm, sáng phụ thân (mẫu thân) một mình lìa khơi. Giọt ngọc đầm đìa, đàn con cháu, 2 hàng lã chã. Lễ Sơ Ngu (Tái Ngu, Tam Ngu) theo tục cô, trình bày Nhà đơn bạc, biết lấy gì để dóng dả.
Đành đã biết: Đất nghĩa trời kinh, nào chỉ ba tuân nghi tiết, đủ lẽ báo đền cũng được gọi là: Lưng cơm chén nước, hoạ mây chín suối anh linh, được vec yên thoã Ôi! Thương ôi! Chúng con có lễ bạc lòng thành, thành tâm kính lễ cúi xin nhận được sự che chở, phù hộ độ trì.
Cẩn cáo!
Nam mô A Di Đà Phật!
Nam mô A Di Đà Phật!
Nam mô A Di Đà Phật!
Sau khi thực hiện nghi thức mở cửa mã xong, đến 49 hoặc 100 ngày, gia chủ sẽ làm thêm lễ và đọc văn khấn 49 ngày ngoài mộ và văn khấn 100 ngày, để mong người khuất được ra đi dễ dàng hơn.
Ý nghĩa nghi lễ mở cửa mả
Bài văn khấn cúng mở cửa mã được thực hiện sau khi hạ huyệt (chôn cất người mất) và diễn ra vào ngày thứ 3 hoặc ngày 7, ngày cuối cùng trong tuần tang. Nghi thức mở cửa mả mang ý nghĩa “mở đường” để linh hồn người khuất dễ dàng chuyển kiếp sang thế giới bên kia và cầu mong sự phù hộ từ Chi vị Thần linh để họ được siêu thoát, an nghỉ vĩnh hằng.
Với những người thân, làm nghi lễ mở cửa mả mong muốn cầu chúc, niệm kinh cầu siêu hoá giải mọi tội lỗi lúc còn sống để vong linh sớm được đầu thai chuyển thế. Khi thực hiện nghi lễ, gia quyến tuyệt đối không được khóc khiến linh hồn cảm thấy còn vương vấn, khó siêu thoát.
Nhiều người có quan niệm rằng, cái chết không phải là kết thúc một cuộc đời mà là bắt đầu một cuộc sống mới ở cõi đời khác. Điều này, khiến việc mở cửa mã còn mang ý nghĩa là để gia quyến tưởng nhớ và biết ơn đến người đã khuất.
Lưu ý: Dù người đã mất hỏa táng và đã xây mộ đá đẹp thì cũng vẫn cần thực hiện nghi lễ và đọc văn khấn cúng mở cửa mả để cho vong hồn ra khỏi mộ và được siêu thăng về nơi tịnh độ.
Sắp lễ vật cúng lễ mở cửa mả
Việc sắm lễ vật cho buổi lễ mở cửa mã chu đáo là nghi thức không thể thiếu như việc chuẩn bị văn khấn khai mộ. Dưới đây là các lễ cúng cần có trong buổi lễ mà gia chủ cần sắm sửa:
- Nến cốc (4 cốc)
- Tiền vàng
- Thang làm bằng bẹ chuối (nam 7 bậc và nữ 9 bậc)
- Mía lao để ngọn
- Hoa quả tươi (được chia thành 2 phần trong đó 1 phần cúng đất, 1 phần cúng vong)
- 3 ống trúc (1 đựng muôi, 1 đựng gạo, 1 đựng nước tất cả đậy kín)
- 5 loại đậu (5 loại 100gr)
- 5 thẻ tre vót nhọn 1 đầu làm bài vị cúng ngũ phương ngũ thổ Tôn thần
- 6 chén chè
- 2 đĩa xôi
- 1 bộ tam sen
- 7 cái chung
- 1 bình trà
- 1 xị rượu
- Gà trống
Thực hiện nghi thức mở cửa mả
Khi thực hiện nghi lễ mở cửa mả, gia chủ sẽ thắp hương xin các Chư vị tôn thần dẫn dắt linh hồn người chết về nghe chứng minh lễ khai mộ, lúc này thang bẹ chuối có ý nghĩa để người khuất có thể leo ra khỏi huyệt mộ.
Cùng lúc đó các sư thầy sẽ tụng kinh và thỉnh Tôn thần, triệu linh và đi quanh mộ 3 vòng để làm phép sái tịnh. Các thành sẽ đi theo sư thầy và mỗi người cầm 1 ít ngũ đậu đã được chuẩn bị sẵn còn người đại diện sẽ cầm mía lau con gà thi theo quanh mộ.
Khi đã đi đủ 3 vòng, gia chủ sẽ tiến hành phóng sinh và làm nghi thức hoá vàng mã, lạy tạ tôn thần và dẫn vong về nhà.
Những lưu ý khi làm lễ mở cửa mả
Khi người mới mất sẽ chưa thực sự nghĩ mình đã mất và không định hình được phương hướng, vì thế mà khi làm lễ mở cửa mã, gia chủ cần lưu ý những điều sau:
- Thời gian thực hiện lễ mở cửa mả: Nếu thực hiện làm lễ mở cửa mả vào 3 ngày đầu sau tang lễ có thể hồn phách chưa hội lại, gia chủ có thể thực hiện 1 lần nữa vào 7 ngày sau kể từ khi nhập thô.
- Đốt quần áo của người mất: Gia chủ nên đốt quần áo của người đã khuất khi mở cửa mả để linh hồn có thể nhận được mùi và sớm hội hồn, tụ vía.
- Cây mía lao: Không nhất thiết phải dùng cây mía, mà bạn có thể sử dụng cây tre, trúc và buộc khăn của người mất vào ngọn cây và treo thêm chuông gió để người mất dễ dàng tìm được đường về.
- Chọn gà: Tốt nhất nên chọn gà trống mới tập gáy vì gà trống mới gáy không bị ảnh hưởng bởi yếu tố ngoại cảnh và giúp nghi lễ diễn ra thuận lợi.
Lưu ý: Khi làm lễ cho mở mả cho người mới mất, gia chủ cũng cần thắp hương xin tổ tiên xung quanh phần mộ trong mẫu lăng mộ đá của gia tiên, dòng họ để thể hiện lòng thành kính và mong được các cụ phù hộ, giúp buổi lễ diễn ra thuận lợi.
Trên đây là toàn bộ thông tin liên quan đến văn khấn mở cửa mả mà chúng tôi muốn chia sẻ đến các bạn. Hy vọng qua bài viết cung cấp nhiều thông tin hữu ích liên quan đến các bạn, giúp bạn thực hiện được nghi lễ đúng quy trình, giúp vong linh ra đi nhẹ nhàng, không còn vương vấn với trần thế.