Văn khấn đốt vàng mã cho người mới mất là tục lệ có từ xưa, được nhiều người chú trọng. Việc đốt vàng mã và chuẩn bị văn khấn cho người đã mất với ý nghĩa gửi tấm lòng thành của con cháu xuống dưới cõi âm vì người xưa cho rằng “trần sao âm vậy”. Tìm hiểu chi tiết về bài văn khấn tại đây!
Bài văn khấn đốt vàng mã cho người mới mất
Con Nam mô A Di Đà Phật! (Đọc 3 lần)
Con xin kính lạy Hoàng Thiên Hậu Thổ Chư Vị Tôn thần
Con xin kính lạy Thần Vũ Lâm sứ giả
Hôm nay là ngày……tháng……năm……..(đọc âm lịch)
Tín chủ con là…………
Ngụ tại…………………(đọc đầy đủ địa chỉ hiện tại)
Hôm nay nhân tiết…………âm dương cách biệt, ngày tháng vắng tăm.
Lòng con cháu tưởng nhớ khôn xiết, đã sắm sang quần áo, dụng cụ tiện nghi lúc người còn sống, nhưng xin theo lối đường âm, báo đáp âm thầm, tỏ lòng hiếu kính. Xin được kính dâng Hương Linh gia tiên chúng con là:
Hương linh:………………..
Mộ phần táng tại………………………..
Đồ mã gồm……………………
Hương linh……………….
Mộ phần táng tại…………………..
Đồ mã gồm…………………….
Mọi thứ được kể tên rành rõ trong giấy vong nhận không lo ngại quỷ, chứng kiến chúng con chúng trình lên trên xét, hội trí nhờ Đức Vũ Lâm. Kính ngài cho phép vong linh được nhận.
Chúng con cầu mong được sự bình an cho gia đình và người thân của người đã mất. Chúng con xin nguyện cầu cho sự thịnh vượng và hạnh phúc của những người còn sống.
Cẩn cáo!
A Di Đà Phật!
Lưu ý: Trong thời gian 49 ngày hay 100 ngày mà gia chủ không thể nên ra mộ đá để thắp hương điều này khiến người mất còn vương vấn và khó siêu thoát.
Đồ đốt vàng mã cho người mới mất
Khi đốt vàng mã cho người mới mất, gia chủ cần chuẩn bị các đồ lễ sau để đảm bảo sự tôn kính, lòng biết ơn và thành kính với người đã mất: Một số đồ cúng cho buổi lễ như:
- Mâm cúng mặn
- Tiền vàng mã (quần áo, đồ sinh hoạt hằng ngày tùy vào từng buổi lễ)
- Hương hoa, nước lọc, mâm ngũ quả
- Rượu trắng
- Đèn, nến cốc
- Trầu cau
- Lễ ngọt, bánh kẹo
Việc chuẩn bị vàng mã chu đáo để các bậc gia tiên có hành trang và lộ phí thuận lợi để đi đường. Mỗi nơi, mỗi gia đình sẽ có các phong tục khác nhau vì thế mà đồ vàng mã cho người mới mất sẽ khác nhau. Tuy nhiên, gia chủ cũng không cần phải sắm sửa, làm lễ đốt vàng mã cho người mới mất quá khoa trương gây lãng phí, điều quan trọng nhất chính là sự thành tâm.
Thời gian 100 ngày, gia chủ có thể sắm lễ to hơn để cúng cho người đã mất. Trong thời gian giỗ đầu gia chủ cũng làm lễ và ra ngoài mộ mời vong linh người mới mất và gia tiền trong lăng mộ đá về hưởng lễ quả.
Cúng vàng mã cho người mới mất vào những ngày nào?
Việc cúng vàng mã cho người mới mất thường là một trong những phong tục quan trọng trong tín ngưỡng dân gian Việt Nam, thể hiện lòng hiếu kính và sự tri ân đối với người đã khuất. Theo truyền thống việc cúng vàng mã thường được thực hiện trong giai đoạn tang lễ và sau khi mất gồm:
- Ngày đưa tang: Đây là thời điểm đầu tiên cúng vàng mã để tiễn biệt người mất gồm các vật phẩm như quần áo, tiền vàng giúp linh hồn có lộ phí ở thế giới bên kia.
- Ngày tuần đầu (7 ngày sau khi mất): Ngoài làm lễ và đọc văn khấn tuần đầu nhằm cầu nguyện cho linh hồn người mất được siêu thoát.
- Cúng 49 ngày: Đây được xem là cột mốc quan trọng theo Phật giáo khi linh hồn được cho là hoàn thành quá trình phán xét và bắt đầu hành trình chuyển sinh. Vàng mã cho nghi lễ cũng được chuẩn bị kỹ càng hơn, nghi lễ này có thể được thực hiện ở chùa với các đồ lễ gồm 5 con ngựa và các vật phẩm hằng ngày (tivi, tủ lạnh, quạt, nhà cửa….).
- Làm lễ 100 ngày: Đây là ngày kết thúc tang kỳ ngắn, người thân cùng vàng mã để tiễn biệt lần cuối trước khi chuyển sang giai đoạn tang phục dài hạn.
- Giỗ đầu và các ngày giỗ sau: Tùy theo từng phong tục của mỗi gia đình, việc cúng vàng mã có thể tiếp tục trong ngày giỗ hằng năm để duy trì sự kết nối tâm linh với người đã khuất.
Những lưu ý khi đốt vàng mã cho người mới mất
Đốt vàng mã cho người mới mất là nghi lễ quan trọng trong văn hóa tâm linh, cần thực hiện đúng quy trình để bày tỏ được lòng thành kính và tránh những điều kiêng kỵ. Dưới đây là những lưu ý quan trọng khi thực hiện việc đốt vàng mã cho người mới mất mà gia chủ cần biết:
- Chuẩn bị đúng loại vàng mã: Vàng mã cần được chuẩn bị đầy đủ và đúng với mục đích gồm quần áo, tiền vàng, nhà cửa và các vật phẩm phù hợp. Tuy nhiên, không nên quá lãng phí hay xa hoa, tránh gây sự hiểu lầm về ý nghĩa của lễ cúng.
- Thực hiện nghi lễ thành tâm: Khi đốt vàng mã, gia chủ cần biết cách thắp hương cho người mới mất đúng cách và đọc văn khấn thành tâm để thông báo với người đã khuất và xin phép thần linh trước khi hóa vàng. Nghi lễ cần được thực hiện một cách trang nghiêm.
- Đốt đúng cách: Khi đốt vàng mã từ từ, tránh vứt đống vàng mã lớn vào cửa cùng lúc dễ gây cháy lớn và có thể không cháy hết được. Gia chủ có thể dùng dụng cụ chuyên dụng như chậu hoặc bếp hóa vàng để đảm bảo sự an toàn.
- Chú ý đến yếu tố môi trường: Đốt vàng mã cần thực hiện ở những nơi thông thoáng, tránh để khói lan tỏa quá nhiều, gây ảnh hưởng đến môi trường hoặc ảnh hưởng đến sức khỏe người xung quanh.
- Kiêng kỵ khi đốt vàng mã: Không được đốt vàng mã vào buổi tối muộn, vì đây là thời điểm âm khí nặng, dễ thu hút những điều không may mắn.
Trên đây là toàn bộ thông tin liên quan đến bài văn khấn đốt vàng mã cho người mới mất mà chúng tôi muốn chia sẻ đến các bạn. Hy vọng qua bài viết giúp bạn hiểu được ý nghĩa của nghi lễ và thực hiện đúng, giúp cho gia chủ gặp được nhiều may mắn và người đã khuất được an nghỉ nơi chín suối.