Tưởng Niệm Cố Nhân - Tri Ân Thành Kính
Tưởng Niệm Cố Nhân - Tri Ân Thành Kính
  1. Home
  2. »
  3. Kiến thức
  4. »
  5. Rằm Tháng 7 – Nguồn Gốc, Ý Nghĩa, Cần Chuẩn Bị Những Gì?

Rằm Tháng 7 – Nguồn Gốc, Ý Nghĩa, Cần Chuẩn Bị Những Gì?

Việt Nam là một trong số những nước Đông Nam Á có ảnh hưởng nhiều từ nền văn hóa của Trung Hoa. Một số ngày lễ tết của Việt Nam có nguồn gốc và theo dòng chảy được du nhập vào văn hóa của người Việt trong đó có ngày rằm tháng 7. Từ lâu Rằm tháng 7 được coi là ngày lễ lớn của Phật Giáo Việt Nam, ngày này còn gọi là Lễ Vu Lan con cái sẽ tri ân, báo đáp công ơn sinh thành của ông bà, cha mẹ, là ngày Xá tội vong nhân mở cửa địa ngục để các linh hồn được lên trần gian hưởng nhận lộc, hưởng lễ. Bài viết dưới đây đá mỹ nghệ Đạt Phong sẽ giúp các bạn hiểu sâu hơn về nguồn gốc, ý nghĩa, cũng như những việc cần làm vào ngày Rằm tháng 7.

Nguồn gốc của ngày Rằm tháng 7

Vào thời cổ đại, việc cúng “ngày Rằm tháng bảy” vốn là lễ cúng tổ tiên của người dân Trung Quốc, có nguồn gốc từ Đạo giáo thời hậu Đông Hán. Quan niệm của đạo này cho rằng tiết Trung Nguyên bắt đầu từ ngày mồng 1 tháng 7 Âm lịch (ngày “mở cửa quỷ môn”) cho đến ngày 30 tháng 7 (ngày “đóng cửa quỷ môn”).

Nguồn gốc của ngày rằm tháng 7

Đầu tháng này, cửa địa ngục mở ra cho các cô hồn bị chết oan, chết bất đắc kỳ tử hay chết mà không có người thân thờ cúng… sẽ được lên dương thế để thọ hưởng sự cúng tế và nhận đồ thế chấp của người trần gian, cũng như tìm người thế mạng.

Người trần gian muốn tránh các cô hồn phá rối hay làm hại tính mạng của mình nên vào ngày rằm tháng 7 họ làm lễ bày các vật phẩm, đồ ăn thức uống và những loại vàng mã, hình nộm để cúng các cô hồn. Trước là cho cô hồn ăn uống, sau là cầu mong cô hồn đừng làm hại mình.

Rằm tháng 7

Rằm tháng 7 (hay còn có tên gọi khác là lễ Vu Lan) còn là ngày lễ để con cái báo đáp công ơn sinh thành của cha mẹ, tìm về cội nguồn yêu thương, là một trong những ngày lễ chính của Phật giáo. Theo truyền thống lâu đời của người Việt Nam, lễ này thường được tổ chức vào ngày rằm tháng 7 Âm lịch hằng năm và được người dân khá coi trọng.

Ý nghĩa ngày lễ Vu Lan

Về mặt ý nghĩa, ngày lễ Vu Lan là ngày để tưởng nhớ đến công ơn của cha mẹ và tổ tiên nhiều đời nhiều kiếp của mỗi chúng ta. Vu Lan là “báo hiếu”, không chỉ dừng lại là báo hiếu đối với bố mẹ ở kiếp này mà còn là đối với cha mẹ ở nhiều kiếp trước.

Ý nghĩa của ngày lễ Vu Lan

Theo đạo lý “ăn quả nhớ kẻ trồng cây”, đây là dịp để mỗi chúng ta có thể tỏ lòng thành kính, hiếu thảo và biết ơn đối với công sinh thành, nuôi dưỡng với các bậc cha mẹ.

Theo Sư thầy Thích An Ninh, Trụ trì chùa Trúc Lâm (xã Ấm Hạ, huyện Hạ Hòa, Phú Thọ) cho biết:

“Ngày rằm tháng 7 mang nét đẹp văn hóa cổ truyền của người dân Việt Nam. Nét đẹp đó ảnh hưởng rất rõ nét trong cuộc sống hôm nay. Đó là dịp để những người con báo hiếu cha mẹ, tưởng nhớ đến những người thân đã khuất, cứu độ chúng sinh, chung tay giúp đỡ những người cơ nhỡ, không nơi nương tựa. Không nên hiểu đây là tháng đen đủi và tai ương”.

Chúng ta cần làm gì vào ngày lễ vu lan để báo đáp công ơn cha mẹ

Ăn chay, niệm phật, cầu bình an cho tổ tiên, ông bà, cha mẹ

Ăn chay có nghĩa là không sát sinh, đưa con người về chốn thanh tịnh, đúng với bản ngã của mình. Không chỉ ngày rằm tháng 7 mà có rất nhiều ngày lễ chúng ta nên ăn chay để cầu cho phật độ. Do vậy, hãy ăn chay và thành tâm cầu nguyện cho cha mẹ của mình. Điều này giúp những người đã khuất thì sẽ được yên bình nơi chín suối và cha mẹ còn trên đời sẽ được khỏe mạnh, vui vẻ và bình an.

Hãy quan tâm, hỏi han, chăm sóc cha mẹ thường xuyên

Những lời yêu thương tưởng chừng như đơn giản nhưng lại càng khó khi con người ta càng trưởng thành. Đôi khi sự bộn bề và áp lực công việc hay sự phù phiếm của cuộc sống vật chất lấn át làm cho chúng ta dần quên đi những gì mà hiện tại chúng ta đang có. Ai cũng cần được chăm sóc, được sống trong tình thương trong ngày này, hãy dành thời gian quan tâm, hỏi han cha mẹ mình nhiều hơn, bởi hạnh phúc đơn giản lắm, có khi chỉ đến từ những điều nhỏ nhặt nhất!

Chuẩn bị mâm cơm tươm tất

Mâm cúng lễ Vu Lan bạn nên chuẩn bị đồ chay để dâng lên Thần Phật, gia tiên nhằm tỏ lòng thành kính và báo hiếu. Tùy vào tình hình kinh tế của từng gia đình mâm cỗ không cần quá cầu kỳ hay phô trương mà quan trọng là phải phù hợp với hoàn cảnh gia đình, có thể chỉ đơn giản là xôi, bánh chưng, giò…

Ngoài ra, nếu có thể, chúng ta nên:

  • Đến chùa thắp hương cầu nguyện và nghe các vị trụ trì thuyết giảng giáo lý.
  • Tham dự lễ Vu Lan và cài hoa lên ngực áo để tưởng nhớ công ơn của các đấng sinh thành.
  • Làm nhiều việc thiện, tâm ắt bình an

Bài viết trên đây chúng tôi đã giới thiệu đến các bạn những thông tin cơ bản về ngày rằm tháng 7 cũng như nguồn gốc và ý nghĩa của ngày này. Hy vọng rằng bài viết sẽ giúp bạn đọc hiểu hơn về ý nghĩa của ngày quan trọng này. Hãy cố gắng làm nhiều việc tốt, gửi những lời yêu thương chân thành nhất của mình đến cha mẹ – đấng sinh thành cùng những người thân yêu nhất của mình trong ngày rằm tháng 7 và mỗi ngày luôn bạn nhé

Công ty Đá mỹ nghệ Đạt Phong:

.

5/5 - (100 bình chọn)
Nguyễn Duy Tiến
Nguyễn Duy Tiến

Tôi là CEO của Đá Mỹ Nghệ Đạt Phong Xuất thân trong gia đình có truyền thống làm nghề điêu khắc, chế tác đá mỹ nghệ thủ công, có cả 1 tuổi thơ gắn liền với nghề làm đá. Trong những năm qua tôi cùng đội ngũ nhân viên của công ty TNHH Đá mỹ nghệ Đạt Phong đã hoàn thiện được rất nhiều các công trình Lăng mộ đá, mộ đá, nhà thờ họ đẹp, đẳng cấp, đa dạng, độc đáo, chất lượng hoàn hảo, mẫu mã phong phú, phù hợp với phong thủy.

Xem chi tiết
Nguyễn Duy Tiến
Nguyễn Duy Tiến

Tôi là CEO của Đá Mỹ Nghệ Đạt Phong Xuất thân trong gia đình có truyền thống làm nghề điêu khắc, chế tác đá mỹ nghệ thủ công, có cả 1 tuổi thơ gắn liền với nghề làm đá. Trong những năm qua tôi cùng đội ngũ nhân viên của công ty TNHH Đá mỹ nghệ Đạt Phong đã hoàn thiện được rất nhiều các công trình Lăng mộ đá, mộ đá, nhà thờ họ đẹp, đẳng cấp, đa dạng, độc đáo, chất lượng hoàn hảo, mẫu mã phong phú, phù hợp với phong thủy.

Xem chi tiết
Đăng kí tư vấn